• :
  • :
" Vì một thành phố Đà Nẵng không còn bệnh lao "

KHUYẾN CÁO PHÒNG, CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU TRONG CỘNG ĐỒNG

16.07.2024 -

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm, lây theo đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp. Bệnh rất nguy hiểm, dễ gây thành dịch và có tỷ lệ tử vong cao. Trước tình hình đang diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, người dân cần phải chủ động thực hiện một số biện pháp sau để phòng chống bệnh nhằm bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Sau đây là một số biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu mà người dân cần phải chủ động thực hiện:

01. Đi tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch theo quy định

 

03 MŨI CƠ BẢN

03 MŨI NHẮC LẠI

 Mũi 01

 02 tháng tuổi

 Mũi 01

 18 – 24 tháng

 Mũi 02

 03 tháng tuổi

 Mũi 02

 04 – 07 tuổi

 Mũi 03

 04 tháng tuổi

 Mũi 03

 09 – 15 tuổi

 

02. Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch;

- Che miệng bằng khăn sạch hoặc bằng khuỷ tay áo khi ho hoặc hắt hơi;

- Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày;

- Hạn chế tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh;

- Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng;

- Đảm bảo vệ sinh ăn uống: ăn chín uống sôi, bát đũa sạch sẽ.

03. Phải thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời nếu có những dấu hiệu mắc bệnh/nghi ngờ sau:

- Sốt nhẹ, ho, khàn tiếng, đau họng dẫn đến chán ăn.

- Sau khoảng 2 đến 3 ngày, xuất hiện giả mạc màu trắng ngà, dày dai, bám chặt vào mặt sau hoặc lan rộng hai bên thành họng, dễ chảy máu.

04. Nghiêm túc uống thuốc kháng sinh dự phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.