• :
  • :
Đoàn Kết - Trách nhiệm - Hiệu quả

HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI CHỐNG LAO 24/3/2021

19.03.2021 -

 

Từ năm 1993, Ngày Thế giới Chống lao 24 tháng 3 đã chính thức trở thành Ngày của Liên Hiệp Quốc. Các sự kiện diễn ra nhân Ngày 24/3 hàng năm ở mỗi quốc gia và trên toàn cầu nhằm nhắc nhở nhân loại về sự hiện hữu của bệnh lao, các hiểm hoạ của nó đối với sức khoẻ cộng đồng và sự phát triển bền vững của xã hội. Đồng thời để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong công cuộc phòng chống bệnh lao ở mỗi quốc gia.

Tác đng ca đi dch Covid-19 đến

công tác phòng chng lao toàn cu

Vào cuối năm 2019, các chỉ số toàn cầu về giảm gánh nặng bệnh lao, cải thiện khả năng tiếp cận với phòng chống và chăm sóc bệnh lao, tăng cường khả năng tài chính đều đi đúng hướng. Khu vực Châu Âu của WHO và một số quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao đang trên đà đạt được các cột mốc quan trọng về giảm số ca tử vong do lao vào năm 2020. Tuy nhiên, các cột mốc và mục tiêu trên đã không đạt được do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình giảm gánh nặng bệnh lao trên toàn cầu. Số ca tử vong do lao trên toàn cầu có thể tăng khoảng 0,2–0,4 triệu người chỉ riêng vào năm 2020, nếu các dịch vụ y tế bị gián đoạn, số người mắc lao được phát hiện và điều trị giảm 25–50% trong thời gian 3 tháng (so sánh với mức độ phát hiện trước khi xảy ra đại dịch), sẽ có thêm 190.000 ca tử vong do lao được dự báo (tăng 13%), nâng tổng số ca tử vong do lao lên khoảng 1,66 triệu ca vào năm 2020.

 

World Tuberculosis Day 2021

The clock is ticking – Đng h đã đim”

 

Chủ đề năm nay 2021The clock is ticking – Đồng hồ đã điểm” – toàn thế giới không còn nhiều thời gian để hành động theo cam kết của các nhà lãnh đạo toàn cầu về chấm dứt bệnh lao. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nặng nề đến tiến trình nước rút của chiến lược chấm dứt bệnh lao toàn, bao gồm đảm bảo tiếp cận với dịch vụ y tế cho tất cả mọi người dân.

 

Vit Nam chung tay tích cc hơn công tác phòng chng bnh lao trong cuc chiến chng dch Covid -19

Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, Việt Nam xếp thứ 11 trong  30 nước có gánh nặng bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Ước tính tại Việt Nam mỗi năm có 170.000 ca mắc mới (báo cáo WHO 2020). Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa - nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình, 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, Lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung. Đầu tư cho chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho sự phát triển bền vững xã hội.

Năm 2020, Việt nam cũng không nằm ngoài các nước bị ảnh hưởng bởi Covid 19 mặc dù ảnh hưởng đó là nhỏ hơn rất nhiều so với thế giới, phát hiện bệnh lao cũng giảm đi hơn 3%. Tuy nhiên, người dân dã có ý thức rất cao về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, có sự tương đồng giữa bệnh Lao và Covid. Đồng thời, hệ thống chính trị cũng đã có đủ thông tin về vai trò của y tế trong phát triển kinh tế - xã hội, các biện pháp giải quyết dịch bệnh đường hô hấp. Đó chính là cơ hội để Việt Nam thực hiện chấm dứt bệnh lao.

Năm 2020 chủ đề ngày thế giới phòng chống lao Chương trình đã đưa ra là “Biến hiểm hoạ Covid 19 thành cơ hội để Việt Nam chấm dứt bệnh lao”. Tiếp nối mạch này, chủ đề năm nay sẽ là: “Việt nam Chiến thắng COVID - Chấm dứt bệnh Lao”.

Chủ đề muốn nêu rõ từ cuộc chiến chống COVID-19, mọi người hãy tích cực hơn nữa trong công cuộc phòng, chống bệnh Lao. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nếu các cấp chính quyền, các ban, ngành đoàn thể và cộng đồng cùng vào cuộc, đoàn kết, chung tay, chắc chắn chúng ta sẽ đẩy lùi được dịch bệnh COVID-19 và tiến tới mục tiêu chấm dứt bệnh Lao vào năm 2030. Con số tử vong vì Lao còn cao hơn nhiều số tử vong do COVID-19 hay do tai nạn giao thông. Những người tử vong do Lao chủ yếu do chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh lao là một bệnh lây nhiễm, tuy nhiên bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

So với COVID-19, cơ chế lây nhiễm của bệnh Lao nguy hiểm hơn nhiều vì vi khuẩn Lao có thể lây truyền qua không khí với các hạt mịn có kích thước từ dưới 5 micro mét, vi khuẩn Lao lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Trong khi đó, COVID-19 chỉ lây khi tiếp xúc với giọt bắn trực tiếp từ người bệnh hoặc bề mặt các đồ vật qua tay tiếp xúc trực tiếp rồi đưa lên miệng, mắt, mũi. Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai bị mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống cho người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng và giảm nhanh dịch tể bệnh lao.

 

“Vit nam Chiến thng COVID - Chm dt bnh Lao”

 

Ngày 14/2/2019 Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 1745/QĐ-TTg về việc thành lập Ủy Ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao và sự ra đời của Uỷ ban Quốc gia về Chấm dứt bệnh lao là cam kết chính trị cao nhất từ trước đến giờ! Tại cuộc họp lần thứ 1 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao diễn ra vào chiều ngày 09/3/2020 với sự tham gia của các lãnh đạo ban ngành, đoàn thể do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của Ủy ban quốc gia về phòng chống bệnh lao. Phó thủ tướng cho biết: “Mỗi năm dự kiến có đến 175.000 người mắc lao, cả trong và ngoài chương trình phát hiện được khoảng 120.000, còn khoảng 50.000 người chưa được phát hiện làm bệnh lao lây lan cộng đồng. Bệnh Covid 19 thì phải phát hiện sớm cách ly, còn bệnh Lao thì phát hiện sớm và điều trị. Ta đã làm được rất nhiều việc, nhưng nay phải làm nhanh hơn nữa, tốt hơn nữa, đồng bộ hơn nữa sẽ thành công!”

 

Bệnh viện Phổi Đà Nẵng với nhiệm vụ

CHIẾN THẮNG COVID-19 - CHẤM DỨT BỆNH LAO!

 

Năm 2020, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đã được Sở Y tế giao nhiệm vụ thu dung cách ly và tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19. Chính vì vậy, mặc dù gặp khó khăn trong việc vừa đảm bảo công tác khám chữa bệnh chuyên môn vừa đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19, nhưng bệnh viện Phổi đang trên con đường tìm thấy cơ hội trong thách thức vừa chấm dứt bệnh lao vừa chiến thắng bệnh dịch COVID-19.

Để tiến tới mục tiêu thanh toán và chấm dứt bệnh lao năm 2030, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng luôn nâng tầm quan trọng của việc đầu tư phát hiện ca bệnh thông qua tiếp cận và phát hiện chủ động người tiếp xúc với người mắc bệnh lao. Áp dụng các kĩ thuật, phương pháp tiên tiến để chẩn đoán xác định đưa người bệnh vào quản lý, điều trị chăm sóc kịp thời. Giảm tỉ lệ mắc và tử vong do bệnh lao, khống chế nhiễm lao đa kháng thuốc và hướng tới loại trừ bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Hiện nay, từ các kĩ thuật đơn giản nhất như chụp X-quang phổi, soi đờm trực tiếp phát hiện AFB (+), Bệnh viện Phổi đã dần đưa bệnh viện trở thành một trong 4 bệnh viện chuyên khoa lớn nhất Việt Nam đủ năng lực chẩn đoán lao và lao kháng thuốc cùng với Bệnh viện Phổi Trung Ương, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viện Phổi Cần Thơ. Cùng với việctriển khai thực hiện những kĩ thuật tiên tiến nhất để chẩn đoán bệnh lao như Gen Xpert, RT-PCR, kĩ thuật sinh học phân tử Line Probe Assay (LPA – Haintest), nuôi cấy kháng sinh đồ thuốc chống lao hàng 1và hàng 2 bằng hệ thống tự động MGIT-BACTEC, từ tháng 6 năm 2020, dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện Phổi Trung Ương, kĩ thuật Gen-Xpert trên mẫu phân để chẩn đoán phát hiện vi khuẩn lao với những đối tượng đặc biệt như trẻ em, những đối tượng khó lấy đờm đã được Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đưa vào việc thực hiện xét nghiệm thường quy tại đơn vị cũng như hỗ trợ các Bệnh viện khác trong việc chẩn đoán chính xác và chẩn đoán sớm bệnh lao trên địa bàn.

Để sàng lọc được bệnh lao và bệnh Covid-19trong bối cảnh dịch phức tạp hiện nay, Bệnh viện Phổi đã triển khai kĩ thuật RT- PCR SAR-COV2 song song với kĩ thuật Xpert Xpress SAR-COV-2. Đặc biệt, kĩ thuật Xpert Xpress SAR-COV-2bản chất là xét nghiệm Real-Time PCR, có nhiều ưu điểm như là hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động từ khâu tách chiết, trộn đến phân tích, thời gian rút ngắn chỉ còn trong vòng 45 phút và không hề có sự can thiệp của con người. Với phương pháp này, con người chỉ can thiệp chủ yếu là khâu lấy và vận chuyển mẫu. Đây sẽ là một phương pháp mới nhanh chóng, hiệu quả, phát hiện sớm người mắc COVID-19.

Ngoài việc thực hiện và không ngừng cải tiến kĩ thuật, Bệnh viện Phổi triển khai ứng dụng phần mềm MOBILE HEALTH (m.Health) nhằm tăng cường quản lý lao đa kháng thuốc, quản lý biến cố bất lợi của thuốc chống lao. Ứng dụng mHealth (y tế di động) đang được phát triển trên thế giới giúp theo dõi, can thiệp các vấn đề sức khỏe của bệnh nhân từ xa thông quá các phương tiện điện thoại di động, máy tính bảng, ứng dụng này sẽ cung cấp các thông tin đáng tin cậy về bệnh và quá trình điều trị của bệnh nhân, báo cáo một cách nhất quán về các triệu chứng nghiêm trọng, hỗ trợ bệnh nhân tuân thủ điều trị, hỗ trợ tương tác trong quá trình điều trị, báo cáo quốc gia về biến cố bất lợi.

Bên cạnh đó, chẩn đoán và điều trị sớm lao tiềm ẩn cũng góp phần giảm tỷ lệ mắc lao mới trong cộng đồng tiến tới mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030.Lao tiềm ẩn là tình trạng cơ thể người có đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên của trực khuẩn gây bệnh lao ở người nhưng chưa có dấu hiệu lâm sàng - cận lâm sàng nào cho thấy bệnh lao hoạt động. Điều trị lao tiềm ẩn có thể ngăn ngừa tới 90% nguy cơ phát triển bệnh lao và thời gian bảo vệ khoảng 10 năm. Tại Đà Nẵng đã triển khai hoạt động sàng lọc và điều trị lao tiềm ẩn cho các đối tượng có nguy cơ cao từ năm 2018 tại 7 tổ chống lao các quận/huyện.

Để có thể phát hiện được nhiều ca mắc lao, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đã triển khai chiến lược “2X” (Xquang-Xpert) vào phát hiện chủ động bệnh lao và đạt hiệu quả cao gấp 8 lần so với phát hiện thụ động hiện nay. Chiến lược 2X đã phát hiện tích cực các ca mắc lao tại các cơ sở y tế và kết quả thu được rất khả quan. Năm 2020, đã triển khai sàng lọc với 14.386 người dân phát hiện chẩn đoán và đưa vào quản lý điều trị 150 ca lao các thể trong đó lao có bằng chứng vi khuẩn là 80 người, tỷ lệ này cao gấp 8 lần so phát hiện thu động thường quy.

Sự ra đời của Uỷ ban Quốc gia về Chấm dứt bệnh lao, chiến lược 2X (Xquang và Xpert) để sàng lọc lao trong cộng đồng, điều trị bệnh Lao tiềm ẩn là những tiền đề quan trọng giúp chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao. “ Chiến thắng Covid- chấm dứt bệnh lao” mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030 không còn xa vời nữa!